Lỗi giao diện: file 'snippets/evo-article-amp.bwt' không được tìm thấy
Trang chủ Liên hệ

Cấu trúc cơ bản của sân golf đạt tiêu chuẩn

TRĂNG SƯƠNG 12/07/2024

Để có thể trở thành một tay golf chuyên nghiệp cũng như có thể nâng cao trình độ trong thời gian ngắn. Người chơi không chỉ phải có thời gian luyện tập thường xuyên mà còn phải nắm được những thuật ngữ golf cơ bản cũng như cấu trúc mặt sân. Vậy sân golf có cấu trúc như thế nào, việc hiểu rõ cấu trúc sân gôn sẽ có tác động như thế nào tới golf thủ, cùng tìm hiểu với Mipa ngay sau đây!

Tại sao golf thủ cần quan tâm tới cấu trúc sân golf?

Sân golf hay golf course là thuật ngữ chỉ địa điểm diễn ra các trận thi đấu hay các buổi tập luyện của golfer. Trên toàn bộ mặt sân sẽ được trồng cỏ với chiều cao, chủng loại khác nhau tùy thuộc vào từng khu vực. Việc nắm rõ được cấu tạo sân golf sẽ giúp người chơi có thể điều chỉnh chiến thuật chơi. Cũng như xác định được chính xác đâu là vị trí không nên đưa bóng golf vào. Đồng thời, giúp các golfer có thể lựa chọn được một bộ gậy golf phù hợp, có đầy đủ các loại gậy cho từng khu vực sân. Như vậy, giúp kết quả cuối cùng được cao hơn.

Vậy đâu là một cấu trúc đạt chuẩn của sân gôn theo quy định quốc tế?

Cấu trúc của golf course đạt tiêu chuẩn quốc tế

Sân gôn cần có diện tích rộng lớn, khoảng từ 57 ha cho sân 18 lỗ và thường có địa hình khá đa dạng, được kết hợp linh hoạt giữa nhiều kiểu địa hình khác nhau như: mảnh đất, cồn cát, bụi cỏ cao,… Nhưng nhìn chung, các sân gôn sẽ có 18 lỗ tiêu chuẩn, cùng các thành phần cấu trúc sau đây:

Hole

Hole là thuật ngữ chỉ lỗ golf - thành phần không thể thiếu trong bộ môn thể thao thời thượng này. Kích thước tiêu chuẩn của một lỗ golf bao gồm: đường kính 10.8 cm và độ sâu là 10cm. Lỗ golf sẽ được sắp xếp bố trí xung quanh vùng green và tại mỗi hố golf sẽ được đánh dấu bằng một lá cờ nhỏ: màu đỏ nhằm chỉ lỗ golf ở phía trước vùng green, màu trắng cho những hố golf ở giữa và màu xanh cho những lỗ golf sau vùng green.

Lưu ý: Golfer sẽ không được dịch chuyển cờ trong khi bóng đang di chuyển, nếu không sẽ vi phạm luật thi đấu.

Sân gôn phổ biến nhất được sử dụng hiện nay trong thi đấu và luyện tập sẽ có 18 lỗ. Ngoài ra, người chơi có thể luyện tập trên các loại sân gôn 9 lỗ, hay rộng hơn như 36 lỗ, 72 lỗ.

Tee - box

Tee - box là điểm đánh bóng đầu tiên của golfer hay còn được gọi là điểm xuất phát. Để có thể thực hiện được cú đánh bóng đầu tiên thành công, golfer cần đặt bóng golf tại điểm chốt được gọi là Tee. Sau đó, sử dụng gậy Driver hoặc gậy gỗ (cán dài) để thực hiện cú đánh một cách mạnh mẽ và dứt khoát. Sao cho, bóng golf rơi vào vùng fairway và càng gần vùng green càng tốt.

Fairway

Fairway là vùng cỏ nằm giữa vùng Tee - box và vùng green. Đây là mục tiêu mà golfer hướng đến khi thực hiện cú đánh bóng đầu tiên. Bởi khi bóng golf rơi đúng vào vùng cỏ Fairway sẽ giúp cú đánh tiếp theo lên vùng green dễ dàng hơn.

Green

Green là vùng cỏ mịn, ngắn xung quanh các lỗ golf, tạo điều kiện thuận lợi giúp bóng có thể dễ dàng lăn vào hố. Tại vùng green, chủ yếu sẽ được sử dụng cỏ Bermuda hoặc cỏ ống Bentgrass để giúp bóng có tốc độ lăn nhanh hơn, hạn chế lực cản.

Trees

Trees là thuật ngữ chỉ vùng cây bao quanh sân gôn. Thông thường, tại các sân golf sẽ được trồng cây bao quanh vừa để tạo không gian xanh giúp người chơi cảm thấy thoải mái, vừa tạo thêm thử thách cho người chơi.

Nếu người chơi không kiểm soát lực đánh tốt, khiến bóng bay lệch quỹ đạo và rơi vào các vùng rễ cây hay mắc trên cành cây, thì quả là những tình huống nan giải khó giải quyết dành cho các golfer.

Một số khu vực thử thách khác

Bên cạnh những khu vực quen thuộc mà bất kỳ course golf nào cũng có được nêu ở trên, thì tùy vào loại hình sân cũng như độ khó của giải đấu mà sẽ có sự kết hợp của một số địa hình khác nhau, như:

Rough: Đây là những đường biên xung quanh vùng fairway, là khu vực có phần thô hơn, khó khăn hơn vì phần cỏ dài, không đồng đều cũng như không được mịn so với khu vực fairway hay green. Đây là khu vực mà bất kỳ golfer nào cũng e ngại bởi để có thể đưa bóng golf vào lỗ là cực kỳ khó, yêu cầu người chơi phải có kỹ thuật chơi thật tốt.

Hazards: Là khu vực địa hình có nhiều chướng ngoại vật, tạo thêm thử thách cho người chơi. Tại đây có thể xuất hiện một số loại thử thách như: ao, hồ, sông hay những rạch nước. Những vùng Hazards sẽ được đánh dấu bằng cột màu đỏ và không được đặt trực tiếp giữa hai vùng tee - box và green.

Từ bài viết Mipa Golf chia sẻ, có thể thấy một sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế là khi nó có đầy đủ các khu vực tee, fairway, green và một số khu vực thử thách khác tùy vào trình độ người chơi và loại sân. Việc nắm rõ được cấu trúc course golf sẽ giúp các golf thủ có thể dễ dàng thực hiện được các cú đánh thành công với một chiến thuật chơi phù hợp.

Xem thêm:

Bài viết liên quan